Tu nghiệp sinh Nhật Bản, nguồn nhân lực bị lãng phí
Với những trải nghiệm ở Nhật Bản, tu nghiệp sinh (TNS) trở thành những người có sự pha trộn văn hóa cũ và mới, và khi trở về họ khác với lúc còn ở quê nhà cũng như lúc đang lao động tại Nhật. Chính đặc điểm “thể lai” này làm cho họ trở thành những nhóm có “vốn xã hội” riêng và có sự khác biệt trong chiến lược tìm kiếm tương lai. Tiếc là nguồn vốn này đang bị lãng phí.
>> Tiền đặt cọc đi tu nghiệp Nhật Bản, lấy lại được không? |
>> Sang Nhật Bản tu nghiệp nghành xây dựng |
>> Chọn nghành tu nghiệp tai Nhật |
>> Tu nghiệp sinh Nhật Bản 2014 có gì thay đổi? |
Ngành nghề: Đơn hàng Nam, Đơn hàng cho Nữ, Tổng hợp đơn trong tháng
Để xem thêm các đơn hàng đang tuyển mới nhất bạn vui lòng xem bài viết sau: Tổng hợp danh sách đơn hàng XKLĐ mới nhất
Theo thống kê chưa chính thức, từ năm 2000 đến nay, có khoảng 40.000 tu nghiệp sinh là lao động phổ thông (tốt nghiệp THPT) và kỹ sư (tốt nghiệp đại học) đến Nhật Bản. Đáng kể, từ sau năm 2010, với việc thay đổi chính sách tuyển dụng lao động của Nhật Bản (trước đó Nhật Bản chủ yếu tuyển dụng lao động từ Trung Quốc), số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam đến Nhật đã tăng lên nhanh, trung bình mỗi năm có khoảng 4.000-5.000 người đến Nhật và khoảng 2.000 người trở về nước sau khi hết hợp đồng ba năm hoặc một năm.
Có khá nhiều câu hỏi trong tâm trí họ khi trở về: phải sử dụng đồng tiền tích lũy được như thế nào? Sẽ làm công việc gì và ở đâu với chuyên môn học được? Nên tiếp tục tìm kiếm công việc ở nước ngoài hay tạo dựng cuộc sống tại quê nhà? Sống ở nơi nào để có tương lai?
TNS đến Nhật Bản làm việc đa ngành nghề, thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Họ được các doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng theo nhu cầu và thông qua sự tuyển chọn của các công ty tại Việt Nam, đến Nhật làm việc tại nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Nhật (*). Mỗi tu nghiệp sinh đảm nhận một công việc trong một dây chuyển sản xuất hiện đại, khép kín và với các sản phẩm riêng.
Tu nghệp sinh Nhật Bản phải đào tạo mất rất nhiều thời gian
Ở Nhật, các tu nghiệp sinh được trải nghiệm nền sản xuất hiện đại và chuyên môn hóa cao. Họ có môi trường rất tốt để thực hành tính kỷ luật, sự chăm chỉ và trách nhiệm trong công việc. Họ ra đi và trở về với tinh thần cầu tiến, ham muốn được làm việc hết mình. Họ là nguồn nhân lực trẻ đã qua lao động, chủ yếu trong độ tuổi 25-30, có cả nam lẫn nữ và có bản sắc văn hóa riêng. Thế nhưng, khi trở về nước, không có những doanh nghiệp “đón nhận” họ. Tu nghiệp sinh không dễ tiếp cận được nơi làm việc “tương tự”, mà thường gặp phải những khác biệt quá lớn về công nghệ sản xuất, cách quản lý và phân công lao động, về tiền lương và phúc lợi... Từ đó, những kỹ thuật chuyên môn và niềm đam mê lao động cũng phai nhạt theo năm tháng
.
Theo chương trình tu nghiệp sinh, các doanh nghiệp đã ưu tiên tuyển dụng lao động tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, nơi có nhiều gia đình thuộc diện nghèo, chính sách (do chiến tranh). Theo đó, các địa phương như Củ Chi (TPHCM), Bến Tre, Tiền Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa... là những nơi có nhiều tu nghiệp sinh ra đi và trở về. Đến nay, phần lớn tu nghiệp sinh đã trở lại các vùng nông thôn hoặc phân tán “như chim vỡ tổ” tại các thành phố lớn để tìm kiếm sinh kế mới. Nguồn nhân lực này không được tập trung và sự kết nối của chính họ để “giúp nhau” cũng dần mất đi. Những giá trị và chuyên môn học được của các tu nghiệp sinh từ nền sản xuất công nghiệp, văn hóa và văn minh Nhật Bản, được kỳ vọng là sẽ đóng góp cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam đã bị phân tán. Thực tế, trong số hàng chục ngàn tu nghiệp sinh trở về, có nhiều người đã trở lại với cuộc sống “an nhàn” và “nội trợ”, có người yêu tiếng Nhật, văn hóa Nhật thì tìm kiếm việc làm trong các nhà hàng Nhật ở các thành phố và cũng không ít tu nghiệp sinh lại ra đi tìm việc tại các quốc gia khác chưa hẹn ngày về.
Có thể nói, Chính phủ chưa có chiến lược dài hạn mang tầm quốc gia cho việc sử dụng hiệu quả “nguồn nhân lực trở về”. Từ đó, không ít tu nghiệp sinh ngay khi còn “tu nghiệp” ở Nhật Bản đã tích lũy đồng lương chỉ để mua đất đai và nhà ở, nhằm đặt chỗ cho sự trở về. Đó là cách tích lũy vốn và cũng là một chiến lược an cư để tìm sự lạc nghiệp theo cách của họ. Chỉ mới gần đây, khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản tỏ ý sẽ mở nhiều hơn các chi nhánh sản xuất tại Việt Nam, các TNS trở về mới có thêm những cơ hội và hy vọng. Chưa có lối đi riêng chắc chắn và cũng không có nhiều ngã rẽ cho những tu nghiệp sinh trở về tạo dựng sự nghiệp bằng chính chuyên môn học được của mình. Phần nhiều tu nghiệp sinh chưa có điều kiện để đóng góp từ “vốn xã hội” của mình vào nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong câu chuyện này, chúng tôi thấy tiếc nuối và lo lắng, đặc biệt khi Việt Nam đang là quốc gia có năng suất lao động thấp nhất trong khu vực.
(*) Theo chương trình tu nghiệp sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1-7-2010, tổng số ngành nghề và loại hình công việc dành cho chương trình tu nghiệp sinh (thực tập sinh kỹ năng) là 64 ngành nghề và 120 loại hình công việc (trước năm 2010 có 63 ngành nghề và 116 loại hình công việc).
Phạm Thanh Thôi - Ngô Thị Phương Lan
Theo Báo Kinh tế Sài Gòn Online
>> Mục đích đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của bạn là gì?
>> 9 lưu ý cho lao động khi đăng ký tham gia làm việc Nhật Bản
>> Quy trình tuyển chọn thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản
>> Tham khảo thêm: 60 vấn đề PHẢI BIẾT nếu muốn đi lao động Nhật Bản
TIN LIÊN QUAN
-
THAY ĐỔI LỚN: Tu nghiệp sinh có thể làm viêc tối đa tại Nhật 10 năm, bảo lãnh người thân sang Nhật
-
9 lưu ý cho lao động khi đăng ký tham gia làm việc Nhật Bản
-
60 vấn đề PHẢI BIẾT khi đi XKLĐ Nhật Bản
-
Mục đích đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của bạn là gì?
-
Những lợi thế đi XKLĐ Nhật trong năm 2021
-
LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẠN THỰC TẬP SINH TẠI NHẬT
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
VPKD: Số 2 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Hà Nội (Đối diện bến xe Mỹ Đình )
>>Xem đường đến Công ty Việc Làm Nhật Bản: Chỉ cần gõ điểm bắt đầu, chúng tôi sẽ đưa bạn đến tận nơi.
NGÔ THỊ HƯƠNG (Trưởng Phòng): 0378 967 835
Email: nthuong@vieclamnhatban.net.vn
THÙY DUNG (Ms): 0393 518 386
Email: thomth@vieclamnhatban.net.vn
HƯƠNG QUỲNH (Mr): 0981 661 897
Email: huonglt@vieclamnhatban.net.vn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, Line, Viber