60 vấn đề PHẢI BIẾT khi đi XKLĐ Nhật Bản | Xklđ Nhật Bản

60 vấn đề PHẢI BIẾT khi đi XKLĐ Nhật Bản

Nhật Bản đang là một trong những thị trường tiếp nhận tốt nhất đối với lao động Việt Nam, phần lớn đối tượng người lao động tham gia là lao động phổ thông, nghèo khó, nhận thức còn hạn chế. 
- Chính vì sự thiếu hiểu biết về chương trình nên rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm khi lựa chọn công ty môi giới, đi theo sự chỉ dẫn của “cò mồi” để dẫn đến chi phí đội lên cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, tiền mất tật mang và dù bỏ rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể đi được.

- Dưới đây chúng tôi tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất mà người lao động phải nắm được khi bắt đầu tham gia. Chắc chắn người lao động sẽ có cái nhìn rõ nhất đối với thị trường Nhật Bản, hoàn toàn có thể định hướng cho bản thân hoặc những người xung quanh.

1. XKLĐ đi Nhật Bản và chương trình Thực tập sinh kỹ năng là một.
- Nhật Bản tiếp nhận nguồn lao động Việt Nam qua hai hình thức chủ yếu: visa thực tập sinh dành cho lao động phổ thông (bao gồm cả lao động có tay nghề, bằng nghề phổ thông từ cao đăng trở xuống như: may, hàn, xây dựng, mộc, …).

- Loại visa lao động thứ 2 là visa kỹ thuật viên dành cho kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học ở VN và thường yêu cầu năng lực tiếng.

- Đối với chương trình thực tập sinh, người lao động được trợ cấp tháng đầu và nhận lương cơ bản các tháng về sau theo hợp đồng lao động giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận ký tại Việt Nam.
Xem chi tiết.

2. Tiền thân của chương trình Thực tập sinh là chương trình Tu nghiệp sinh
- Trước đây, Việt - Nhật có ký kết chương trình hợp tác đào tạo đưa tu nghiệp sinh sang Nhật với mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn lao động tay nghề cao Việt Nam để sau 3 năm người lao động Việt Nam về xây dựng đất nước

- Bởi vậy chương trình này có quy trình tuyển chọn rất khắt khe yêu cầu cao về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật.

- Kể từ năm 2009, do thiếu hụt lao động Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều lao động hơn, đặc biệt là lao động phổ thông, theo đó các quy định về lương, làm thêm cũng được mở rộng, đem lại thu nhập rất cao cho người lao động, visa tu nghiệp sinh chuyển đổi thành thực tập sinh kỹ năng.

- Qua đó thời gian thực tập (học việc) rút ngắn từ 1-2 năm xuống còn 1-3 tháng. Xem chi tiết.
 
3. Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì ? Một số tên gọi bạn cần biết liên quan đến XKLĐ Nhật Bản

- Xuất khẩu lao động là hình thức đưa người lao động làm việc tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa 2 quốc gia, với đơn vị chủ quản là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các công ty phái cử có chức năng đưa người lao động sang nước ngoài làm việc được gọi là công ty phái cử.

- Để sang nước ngoài làm việc hợp pháp người lao động nhất định phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử mới được coi là đi xuất khẩu lao động hợp pháp.
 

 Có một số từ và tên gọi trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn nên biết:

  • XKLĐ (XKLD): xuất khẩu lao động
  • LĐTBXH (LĐTB&XH, LĐ-TB-XH): lao động thương binh xã hội
     
  • TTS: thực tập sinh
  • TNS: tu nghiệp sinh
  • TTSKN: thực tập sinh kỹ năng
  • DN: doanh nghiệp
  • NLĐ: người lao động
  • XNC: xuất nhập cảnh
  • Phái cử: là các công ty xuất khẩu lao động được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang nước ngoài làm việc.
  • Nghiệp đoàn: là đơn vị quản lý thực tập sinh ở Nhật Bản, nghiệp đoàn tương đương với phái cử ở Việt Nam.

4. Lương tháng khi đi XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu?


Bạn Dũng thực tập sinh đơn hàng Hàn tại công ty chia sẻ hình ảnh về thu nhập 1 tháng tại Nhật Bản được >21 man (tương đương >46 triệu VNĐ)

- Mức lương cơ bản mà người lao động Việt thường ký với xí nghiệp Nhật nằm trong khoảng: 125.000-150.000 Yên (Tính theo tỷ giá hiện tại 180đồng/Yên,  tương đương với 22.500.000 – 27.000.000 đồng/tháng).

- Đây là mức lương cơ bản, chưa trừ ăn uống, chưa tính việc làm thêm và nhiều xí nghiệp trả lương cao hơn mức này. Xem chi tiết và các khoản trừ bảo hiểm, ăn ở, thuế. Xem chi tiết


4. Mẫu hợp đồng lao động cho chương trình XKLĐ này như thế nào?

- Hợp đồng này thường được ký trực tiếp giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận hoặc được xí nghiệp fax và gửi sang nhờ công ty VN hướng dẫn các ứng viên ký sau khi ngày phòng vấn tiếp nhận và gửi lại cho xí nghiệp. Xem chi tiết.

5. Làm thêm, tăng ca là nguồn thu tài chính rất lớn cho người lao động

Có nhiều việc làm thêm, thu nhập của thực tập sinh sẽ cao hơn rất nhiều

- Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng, 8 tiếng/ngày.

- Do Nhật có rất nhiều ngày nghỉ lễ nên đây là cơ hội tìm kiếm  thêm thu nhập nếu người lao động được xí nghiệp tạo điều kiện tăng ca. Xem chi tiết.


 
6. Xuất khẩu lao động Nhật Bản yêu cầu những điều kiện gì?

- Các điều kiện như: độ tuổi phù hợp chung từ 18-32, nhiều đơn tuyển chọn lấy biên độ tuổi rộng hơn. Trình độ yêu cầu thường từ cấp 2 trở lên, ngoại hình tối thiểu cho lao động phổ thông với Nam 160/50 và với nữ từ 150/45 trở lên. Ngoài ra còn rất nhiều yêu cầu cụ thể khác. Xem chi tiết.
 Nam, nữ độ tuổi từ 18 - 35 tuổi
Ngoại hình 
- Nam: cao 1,60m trở lên, nặng trên 50 kg
- Nữ: cao 1,50m trở lên, nặng 45 kg trở lên
Đạt điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B,..
Không dị tật, chưa từng phẫu thuật (những trường hợp mất 1 đốt ngón tay cũng không tham gia được), không có hình xăm
Tốt nghiệp cấp 2 trở lên
Chưa từng tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản.
Người không chịu tiền án, tiền sự hay bị hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản, người bị cấm xuất ra nước ngoài.

7. Quy trình tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

- Các bước quy trình chung mà người lao động phải thực hiện để có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản ở các công ty môi giới trong nước thường đảm bảo theo các bước:

>>Để biết rõ hơn từng bước cụ thể bạn đọc có thể click Xem chi tiết

8. Những ngành nghề xí nghiệp Nhật tiếp nhận lao động Việt Nam
 
- Thị trường lao động Nhật Bản rất đa dạng ngành nghề, hơn hẳn so với các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc. Và người lao động hoàn toàn có thể lựa chọn chủ xí nghiệp, lựa chọn ngành nghề tham gia mà mình ưa thích. Từ năm nay Nhật Bản chính thức nới rộng từ 66 lên 77 ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, việc gia tăng ngành nghề mở ra cơ việc làm cho các lao động Việt.
Xem chi tiết.


9. Xí nghiệp Nhật Bản tuyển chọn thực tập sinh như thế nào?


Một trong số những cách người Nhật sử dụng để phỏng vấn thi tuyển thực tập sinh

- Để có được cơ hội đi Nhật Bản làm việc người lao động phải trải qua rất nhiều khó khăn, trong đó có hai khó khăn lớn nhất là chi phí tài chính và khoảng thời gian dài học tiếng Nhật trước khi làm thủ tục nhập cảnh.

- Ngoài hai khó khăn trên, người lao động còn vướng phải câu hỏi “làm thế nào để chủ xí nghiệp tiếp nhận mình”. Xem chi tiết.

10. Ngoài thu nhập cao, đi lao động Nhật Bản còn rất nhiều điểm mạnh
- Nhắc đến thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản ai cũng nghĩ đến thu nhập tốt, ổn định, nhắc đến mặt trái là việc phí đi cao, thời gian đi lâu.

- Ít ai nhắc đến nhiều lý do đặc biệt tốt khi tham gia thị trường tiếp nhận lao động này như: Điều kiện sinh hoạt, ăn ở, đi lại, học được nghề và tiếp cận khoa học công nghệ, … Xem chi tiết.

11. Tiền đặt cọc giữ chân khi đi XKLĐ Nhật được lấy lại khi nào?

- Theo quy định mới của Bộ lao động Thương binh và Xã hội, thực tập sinh kỹ năng sang Nhật làm việc phải ký quỹ khoản tiền tương đương 3000USD tại ngân hàng. Số tiền này người lao động sẽ được lấy lại sau khi hết hợp đồng và về nước đúng hạn. Xem chi tiết.

12. Chi phí đi XKLĐ Nhật Bản thế nào?

- Chi phí là 1 trong những vấn đề nhiều người lao động lưu ý khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản. Hiện tại chi phí đi xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản có sự khác nhau tùy thuộc vào từng đơn hàng, mức lương cơ bản theo hợp đồng, thời gian xuất cảnh cũng như môi trường làm việc tại Nhật Bản. Tuy vậy sự chênh lệch mức phí này thường không quá lớn. Xem khảo sát chi phí XKLĐ Nhật hiện nay TẠI ĐÂY


12. Lao động Nhật Bản về nước giữa chừng nguyên nhân vì đâu?
 
- Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất Việt Nam, với thu nhập cao hơn hẳn so với các thị trường lao động khác, chế độ phúc lợi tốt.

- Đặc biệt, khi tham gia lao động được kiểm soát đặc biệt chặt chẽ ngay từ đầu vào, đào tạo định hướng kỹ lưỡng, hợp đồng rõ ràng và được sự thỏa thuận giữa cả hai bên chủ xí nghiệp và người lao động.

- Tuy vậy, không phải không có những trường hợp phải về nước giữa chừng, và người lao động bị về nước giữa chừng vì lý do này hoặc lý do khác có thể không nói đúng sự thật. Xem chi tiết


13. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
 Các giấy tờ học viên cần chuẩn bị khi đăng ký tham gia làm việc tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng. Các giấy tờ bắt buộc phải chính xác về thông tin, giữ gìn sạch đẹp, để phẳng, để trong túi hồ sơ (túi hồ sơ xin việc thông thường).
Xem chi tiết.
 Ảnh thẻ 
Sơ yếu lý lịch
Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân
Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ
Xác nhận nhân sự
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Giấy khám sức khỏe
Bản cam kết của gia đình và thực tập sinh
Hộ chiếu

14. Đặc biệt lưu ý khi lựa chọn công ty môi giới Xuất khẩu lao động Nhật

- Làm thế nào người lao động có thể được xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận, có hợp đồng và được làm việc có thời hạn tại Nhật Bản? Làm thế nào để chọn lựa một công ty môi giới uy tín, tốt nhất giữa rất nhiều  công ty được Bộ Lao động cấp phép? Làm thế nào để thời gian đi ngắn nhất mà lại tiết kiệm chi phí nhất? Bài viết dưới đây là sẽ giúp bạn đọc trả lời được những câu hỏi đã đưa ra phía trên. Xem chi tiết.

15. Định hướng lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp đi XKLĐ Nhật
 

- JITCO chính thức dừng hoạt động, OTIT là đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản hiện nay theo quy định thì hiện tại có hơn 77 ngành nghề để người lao động tham gia thực tập sinh kỹ năng bao phủ gần như tất cả các nghành công nghiệp, nông nghiệp xây dựng.

- Lưu ý là không có các nghành kinh tế, dịch vụ, xã hội. Mỗi người lao động khi tham gia chương trình tuyển chọn Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản đều phải đánh giá xem bản thân đang có những gì, phù hợp với ngành nào, có thỏa mãn các tiêu chí mà xí nghiệp yêu cầu hay không? Xem chi tiết

 
16. Có thể quay lại Nhật làm việc tiếp khi về nước đúng hạn hay không? 
 

- Từ ngày 01-11-2017 Thời hạn làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam sẽ được kéo dài lên 5 năm so với trước đây là 3 năm. Nhật Bản cũng mở thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong thời gian tới bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe
Xem chi tiết.

17. Thủ tục vay vốn cho người lao động đi xuất khẩu Nhật Bản
 
Người lao động chuẩn bị xuất khẩu lao động, gia đình gặp khó khăn có nhu cầu vay vốn, có thể liên hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng chính sách tại địa phương để vay vốn. Người lao động xin hồ sơ và quy trình theo hướng dẫn của từng ngân hàng.
Xem chi tiết.

18. Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản rất dễ gặp lừa đảo

Nhật Bản là thị trường tiếp nhận lao động rất khó tính, khắt khe trong việc tuyển chọn, đào tạo. Trong khi đó người lao động thường nhận thức kém, muốn đi nhanh, phí rẻ, và hay nhìn vào trước mắt nên rất dễ bị các cá nhân hoặc tổ chức lừa đảo dụ dỗ. Trong phần này chúng tôi phân tích cụ thể để người lao động hiểu họ thường bị lừa do đâu? Xem chi tiết.

19. Không thích lao động Việt Nam nhưng Nhật Bản vẫn chỉ chọn lao động Việt

Xí nghiệp Nhật thường không thích lao động Việt vì nhiều lý do như: ăn cắp vặt, bỏ trốn, làm thì khôn lỏi, lười nhác,…, nhưng chỉ có nguồn lao động Việt Nam mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của họ. Phần này, Chúng tôi sẽ phân tích qua về vấn đề “dù không thích – Nhật Bản vẫn phải chọn lao động Việt Nam”. Xem chi tiết.

20. Xuất khẩu lao động Nhật Bản có rủi ro thấp nhất khi nhập cảnh làm việc
 Thu nhập người lao động tại Nhật Bản là cao nhất so với 4 thị trường truyền thống của lao động nước ta
Công việc ổn định và chế độ phúc lợi tốt. Người lao động được  đảm bảo về ăn ở, sinh hoạt và bảo hiểm
Hiếm thị trường xuất khẩu lao động nào chuẩn được như Nhật Bản, sau khi về nước người lao động vẫn được hoàn trả một số tiền bảo hiểm khá lớn (hơn 100tr sau 3 năm làm việc)
Được nhiều tổ chức quản lý và bảo hộ, nghiệp đoàn là cơ quan quản lý chung cho thực tập sinh trong một khu vực – đảm bảo rất tốt về y tế, sinh hoạt 
Xem chi tiết.

21. Được chủ động lựa chọn xí nghiệp và lựa chọn công việc mà cá nhân định hướng

- Nhắc đến cụm từ “xuất khẩu lao động” thì ai cũng hiểu rằng đó là công nhân, lao động chân tay cho dù làm ở đâu cũng thế - Nhật Bản hay Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đài Loan....

- Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả các thị trường đều tiếp nhận lao động có tính chất khá chung như xây dựng, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, nông nghiệp,.... Chắc chắn Nhật Bản là nước tiếp nhận lao động đa dạng ngành nghề nhất dành cho lao động Việt Nam. Xem chi tiết.

22. Đi XKLĐ Nhật Bản nên có nguyện vọng thu nhập bao nhiêu là phù hợp

- Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện vẫn là thị một trong những thị trường tiếp nhận lao động tốt nhất đối với Việt Nam. Tại đây, người lao động có thu nhập cao, chế độ làm việc, sinh hoạt tốt, các điều khoản đảm bảo đúng theo hợp đồng đã ký, được hướng dẫn và đào tạo bài bản khi sang làm việc.

- Tuy nhiên, với nhiều mặt tốt đẹp được nêu ra dẫn đến việc người lao động có những nguyện vọng quá lớn trước khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại thị trường này. Xem chi tiết.

23. Làm thế nào để có thu nhập trên 40 triệu đồng khi đi XKLĐ Nhật Bản
 
- Trong năm nay và các năm tới đây, khi thị trường Nhật Bản dần trở thành lựa chọn số 1 cho những ai có nguyện vọng ra nước ngoài làm việc.

- Tuy vậy, tỷ giá đồng Yên đang ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập của người lao động (hay còn gọi là thực tập sinh khi tham gia chương trình này). Vậy làm thế nào để có mức thu nhập từ 40 triệu đồng/tháng trong thời điểm này? Xem chi tiết.

24. Danh sách các công ty xuất khẩu lao động tại tại Hà Nội

- Dưới đây IPMVN.COM tổng hợp các công ty được Bộ lao động Thương bình và Xã hội cấp giấy phép đưa người lao động sang nước ngoài có trụ sở đặt tại Hà Nội tính đến ngày 27/10/2014 (danh sách theo website Cục quản lý lao động ngoài nước). Xem chi tiết.


25. Danh sách các công ty xuất khẩu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
 
- Tại TP. Hồ Chí Minh có tổng cộng 39 công ty có chức năng đưa người lao đông ra nước ngoài làm việc (xuất khẩu lao động) tính đến ngày 27/10/2014 (danh sách theo website Cục quản lý lao động ngoài nước).
Xem chi tiết.

26. Danh sách các công ty xuất khẩu lao động được cấp phép có trụ sở tại các tỉnh
- Tính đến ngày 27/10/2014, có 201 công ty được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong đó các công ty có trụ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 70% trong tổng số.

- Còn hơn 60 tỉnh còn lại có tương đối ít các công ty đặt trụ sở và nếu có đặt trụ sở tại đây thì các trung tâm đào tạo, văn phòng giao dịch cũng thường ở 2 thành phố lớn. Xem chi tiết.

27. Lao động nam rất dễ đi Nhật làm việc ngành xây dựng
- Do nhu cầu tuyển cao, số lượng nhiều (trung bình nhu cầu tuyển lao động ngành xây dựng chiếm 50% số lượng nam giới) nên nếu ngoại hình, sức khẻo đảm bảo các tiêu chí lựa chọn, lao động nam rất dễ tham gia các ngành xây dựng.

- Xây dựng tại Nhật cũng có rất nhiều điểm khác biệt so với các công nhân phụ hồ, thợ xây tại Việt Nam. Một số bài viết về ngành xây dựng sẽ giải đáp giúp các bạn lao động...

- Lao động xây dựng tại Nhật làm việc khác Việt Nam như thế nào? Xem chi tiết.
- Xây dựng là lựa chọn số 1 với lao động nam xkld Nhật Bản. Xem chi tiết.
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng có nhiều cơ hội mới. Xem chi tiết.
- Nghề Xây dựng và cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản. Xem chi tiết.

28. Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế OTIT là gì? 
- Thực tập sinh kĩ năng nước ngoài khi đến làm việc tại Nhật Bản đều biết đến sự tồn tại của tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO), đây là tổ chức đứng ra giải quyết và hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản khi thực tập sinh có vướng mắc, tranh chấp, có vấn đề gì với công ty tiếp nhận, với nghiệp đoàn Nhật Bản. Tuy nhiên, từ ngày 01/11/2017 tổ chức JITCO đã chính thức đóng cửa thay thế bằng OTIT.

- OTIT là tên viết tắt của Organization for Technical Intern Trainning. Tiếng Việt là Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế. OTIT là tổ chức được chính phủ Nhật Bản lập ra, có quy trình hoạt động phù hợp với quy trình mới của thực tập sinh kỹ năng nước ngoài của Nhật Bản. OTIT có chức năng chính là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng, giám định và chấp nhận các đơn vị tiếp nhận mới đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý (Nghiệp đoàn) và tổ chức thực hiện (công ty tiếp nhận)

Website chính thức của OTIT là: https://www.otit.go.jp/

Xem chi tiết quyền lợi của TTS khi OTIT được triển khai TẠI ĐÂY
 
(đang tiếp tục cập nhập)

>>Xem thêm bài viết : Giải đáp thắc mắc của lao động về XKLĐ Nhật Bản 

 Để đăng ký tham gia đơn hàng hãy liên hệ với mình nhé Số điện thoại: 0981 312 999 hoặc gửi lời nhắn tại trang Liên hệ bộ phận tuyển dụng sẽ liên hệ lại với bạn trong ít phút nha

>> Dưới đây là những bài viết hay mà bạn nên đọc nha: 

>> Quy trình tuyển chọn thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản
>> 
 Tổng hợp danh sách đơn hàng XKLĐ mới nhất 
>> 
60 vấn đề PHẢI BIẾT nếu muốn đi lao động Nhật Bản 

Mến chào cảm ơn bạn!
 © Bản quyền thuộc về VIEC LAM NHAT BAN™

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

VPKD: Số 2 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Hà Nội (Đối diện bến xe Mỹ Đình )

>>Xem đường đến Công ty Việc Làm Nhật Bản: Chỉ cần gõ điểm bắt đầu, chúng tôi sẽ đưa bạn đến tận nơi.

 

NGÔ THỊ HƯƠNG (Trưởng Phòng): ‭0378 967 835

Email: nthuong@vieclamnhatban.net.vn

THÙY DUNG (Ms): 0393 518 386

Email: thomth@vieclamnhatban.net.vn

HƯƠNG QUỲNH (Mr): 0981 661 897

Email: huonglt@vieclamnhatban.net.vn

 

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, Line, Viber

Đăng ký trực tuyến

0378 967 835

Ngô Thị Hương (Trưởng Phòng)

Điện thoại: 0378 967 835

 

Ms: Thùy Dung

Điện thoại: 0393 518 386

 

Ms: Trần Hồng Thơm

Điện thoại: 0981 661 897

 

(Add ZALO Online, Line, Messenger để được tư vấn trực tiếp)

Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
Hình ảnh 3